Thứ Hai, 3 tháng 5, 2010
Thương hiệu và Facebook
Nhưng việc tạo ra sự hiện diện trên Facebook đòi hỏi một khối lượng công việc nhiều hơn đối với người làm marketing mạng xã hội, đầu tiên là các nhân tố trò chuyện cốt yếu hết sức phức tạp.
Starbuck on FacebookVới con số 200 triệu thành viên đang tăng lên từng ngày, Facebook là minh chứng cho phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả và nhanh chóng. Giám đốc marketing của Coca Cola cho biết: “Người tiêu dùng chia sẻ một lượng lớn thông tin trên Facebook một cách thường xuyên-trao đổi thông tin nhanh chóng ngay tại trang web cộng đồng này”.
Nhiều doanh nghiệp đang tận dụng sự có mặt của mình trên Facebook để đo lường mức độ quan tâm của cộng đồng đối với thương hiệu… và công việc này khá tốn kém. Adam Ostrow, Tổng biên tập trang web truyền thông xã hội Mashable.com cho rằng, họ làm vậy là do cách thức tiếp cận tối ưu trước đây bằng Facebook không đúng hướng.
Ông cho biết thêm: “Cho đến hiện tại, Facebook là một hiện tượng chưa rõ ràng đối với marketing-chúng ta vẫn chưa kiểm soát được chương trình marketing thông qua các nhóm, trang web quen thuộc và tiểu sử các thành viên trên Facebook.
Tuy nhiên, những cải tiến gần nhất trên Facebook-những tiểu sử cộng đồng này-giúp chúng ta thấy rằng thương hiệu thật sự cần đến Facebook. Như vậy, chúng ta không nhất thiết phải sử dụng các phương thức marketing truyền thống như khuyến mãi, truyền thông để tiếp cận khác hàng của mình trên Facebook.
"Cộng đồng Facebook là một vùng đất màu mỡ đối với doanh nghiệp, một mạng xã hội có khối lương thành viên khổng lồ chưa từng có từ trước tới này. Đại diện của Facebook cho biết: “Các yếu tố nhân khẩu và tâm lý giúp người làm quảng cáo xác định chính xác đối tượng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cho người sử dụng. Thêm vào đó, thời gian ở lại trang web và lượng nhấp chuột giúp chúng ta xác định được hướng đi của các chiến dịch quảng cáo, thay đổi ngân sách bất kỳ khi nào chùng ta muốn."
Donnelly, người mang lại thành công trên Facebook cho Coca Cola xem Facebook như một cuộc khảo sát lý tính với số lượng mẫu cực lớn, “Việc tạo ra những nội dung hấp dẫn sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của người sử dụng, không chỉ về mặt lượng truy cập. Đó là một cách hiệu quả để lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng. Mỗi khi chúng tôi đăng hình, TVC hay cập nhật thông tin, các “fan” hâm mộ lập tức cho biết họ uống loại thức uống nào. Các phản hồi sẽ được phát tán trên mạng lưới bạn bè Facebook, kéo mọi người đến gần fan của Coca Cola"
Nhưng việc tạo ra sự hiện diện trên Facebook đòi hỏi một khối lượng công việc nhiều hơn đối với người làm marketing mạng xã hội, đầu tiên là các nhân tố trò chuyện cốt yếu hết sức phức tạp.
"Facebook giúp marketer tương tác với cộng đồng một cách tự nhiên như việc con người tương tác với cuộc sống. Nhưng việc phát đi thông điệp thương hiệu không đủ mang lại sự chú ý rộng lớn: Khi Facebook mang tính “xã hội” hơn, người dùng sẽ mong muốn nhận được sự tương tác và chú ý của thương hiệu như cách họ thu hút bạn bè."
Thương hiệu đã thành công trên Facebook như thế nào?
CocaCola on Facebook
Trong một thế giới không ngừng chuyển động như marketing xã hội, Facebook hứa hẹn con đường mới đến người tiêu dùng mục tiêu.
Một số tên tuổi lớn như Starbucks đã chớp lấy cơ hội tiếp cận người tiêu dùng bằng việc phát đi những thông điệp mang tính chất đối thoại nhiều hơn việc phát sóng TV. “Có thể xem shop càfê là một mạng xã hội sơ khai, truyền thông là một bước tiến tự nhiên của truyền thông cho những chủ doanh nghiệp như chúng ta”, Alexandra Wheeler, Giám đốc chiến lược số của Starbucks cho biết. “Facebook giúp chúng tôi bắt nhịp những điều khách hàng quan tâm. Nhờ đó Starbucks có được cuộc đối thoại thật sự về những giá trị, ý tưởng của khách hàng về chúng tôi.”
Vậy khi chúng ta đưa ra quyết định lựa chọn giữa phương thức truyền thông cũ và Facebook, thương hiệu có nên đưa ra những chiến lược khác nhau hay không, đặc biệt là đối với các thương hiệu có một nền tảng vững chắc?
Starbucks tạo được cộng đồng 1.5 triệu người bạn trên Facebook để tăng mức độ nhận biết thương hiệu khi họ đang gây quỹ cho bệnh nhân AIDS. “Chúng tôi đăng thư mời khách hàng đến các cửa hiệu có gây quỹ cổ động ngày AIDS thế giới 12/1/2008, 0.5 USD trong mỗi loại thức uống sẻ được góp cho quỹ AIDS toàn cầu. Sự kiện này đã tạo nên một làn sóng trực tuyến mạnh mẽ mang tính lịch sử trên Facebook. Khách hàng không chỉ cảm thấy thích thú với Starbucks, họ còn tập trung lại để làm những việc có ích”, ông Wheeler cho biết.
Thay vì liên kết với các marketer có kinh nghiệm mạng xã hội để tạo ra tiếng nói riêng cho mình trên Facebook, Coca Cola đã tìm ra một giải pháp tiếp cận độc đáo và tuyển dụng 2 fan trung thành của mình là Dusty Sorg và Michael Jedrzejewski để tạo nên trang Facebook dành cho fan hâm mộ của họ vào tháng 9 năm ngoái. “Khi Facebook đề xuất việc chúng tôi nên lập trang này, chúng tôi nhận thấy đây là một cơ hội để củng cố tính cuồng nhiệt của những ai say đắm Coca Cola. Chỉ sau vài tuần, chúng tôi đã có được một lượng fan bùng nổ, tạo nên trang Facebook có nhiều fan hâm mộ nhất từ trước đến nay”
Coca Cola đã tận dụng những đặc tính ưu việt của Facebook để làm cho các fan hâm mộ luôn cảm thấy hứng thú. “Chúng tôi tận dụng mọi thứ để làm nổi bật nội dung từ phía fan hâm mộ, nó có thể phục vụ cho cộng đồng của họ, chia sẻ suy nghĩ, hình ảnh và video. Chúng tôi cũng áp dụng tính năng cập nhật thông tin để mời các fan của Coca Cola trên Facebook chia sẻ những kỉ niệm thú vị của họ về mình. Cứ mỗi lần như vậy, chúng tôi có thêm fan, họ còn phản hồi bằng các video, hình ảnh và những suy nghĩ khác. Chúng tôi đang học hỏi từ những cậu chuyện thú vị của họ một cách thoải mái mà không ngần ngại điều gì”, Donnelly phát biểu.
Trong một thế giới không ngừng chuyển động như marketing xã hội, Facebook hứa hẹn con đường mới đến người tiêu dùng mục tiêu. Theo một phát biểu không chính thức từ phía Facebook, họ cho rằng: “Chúng tôi xem tương lai của marketing là nơi để thương hiệu thiết lập mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp rộng ra là nơi hướng khách hàng đến nhu cầu về những sản phầm hiện tại hoặc mới”.
Nhưng phải chắc chắn là bạn đủ linh hoạt về việc Facebook của bạn sẽ đi đến đích như thế nào. “Facebook cũng tác động đến sự thay đổi của sản phẩm, khó có thể quản lý việc gì nếu chúng ta không có kế hoạch cho tương lai, nên làm gì với những tính năng của Facebook”, ông Ostrow tư vấn.
“Facebook không ngừng thay đổi cũng mang đến những cảnh báo đáng quan tâm. Điều này có nghĩa là, chúng ta đang đứng trên những cơ hội và nên nhạy bén với những thay đổi sẻ tác động đến trang Facebook cũng như cộng đồng fan hâm mộ”, Donnelly nói thêm.
Vậy việc gì sẻ xảy ra với chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư ROI? Liệu Facbook có đem lại một kết quả có thể đo lường được? Ông Ostrow trả lời rằng: “Thật khó để trả lời những câu hỏi như vậy. Hiện tại chỉ có thể đánh giá mức độ chú ý thông qua mức độ nhanh chóng thu hút fan trên web, mức độ thường xuyên mà họ phản hồi về thương hiệu, và sự tác động của trang này đối với tình hình kinh doanh, cũng như các nguồn và lượng truy cập vào trang web”
Cuối cùng, việc tìm ra nhưng phương thức cải tiến mới để thu hút bạn bè trên Facebook đáng để chúng ta trích ra một phần ngân sách phát triển thương hiệu. Nhưng hãy chắc chắn là bạn cập nhật thông tin thường xuyên cho fan hâm mộ.
Theo vietnambranding.com/Sưu tầm và lược dịch từ Brandchannel.com
Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010
Fishery festival in Can Tho 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Số:16/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 30 tháng 3 năm 2010
KẾ HOẠCH
Tổ chức Lễ hội Thủy sản Việt Nam - Cần Thơ 2010
Thực hiện Công văn số 7899/VPCP-KTN ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức Lễ hội thủy sản tại Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Tổ chức Lễ hội Thủy sản Việt Nam - Cần Thơ 2010 với các nội dung sau:
I. CHỦ ĐỀ
THỦY SẢN VIỆT NAM
TIỀM NĂNG - PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
1. Lễ hội Thủy sản Việt Nam - Cần Thơ 2010 là một sự kiện lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm tôn vinh những giá trị về ngành thủy sản của cả nước; tạo cơ hội hợp tác giữa người nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và doanh nghiệp - giao thương giữa các doanh nghiệp thủy sản với các đối tác trong và ngoài nước; đồng thời tiến tới xây dựng Thương hiệu Thủy sản Việt Nam.
2. Lễ hội Thủy sản Việt Nam Cần Thơ 2010 là ngày hội của nông dân, ngư dân, nhà khoa học, doanh nghiệp thủy sản, doanh nhân…và du khách với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo hướng hiện thực hóa và xã hội hóa với tinh thần phong phú, ấn tượng, hiệu quả và tiết kiệm.
3. Lễ hội Thủy sản Việt Nam Cần Thơ 2010 là thông điệp gửi đến các tỉnh, thành trong nước và bạn bè trên thế giới về vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ năng động với văn hóa sông nước miệt vườn, văn hóa nghệ thuật, sự phong phú về du lịch; là điểm đến hấp dẫn của du khách.
4. Tiến tới xây dựng Lễ hội Thủy sản Việt Nam trở thành sự kiện thường niên của quốc gia được tổ chức tại thành phố (TP) Cần Thơ. Đây còn là một sự kiện quan trọng trong năm 2010 nhằm hướng đến chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Thời gian: Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 2010
2. Địa điểm tổ chức:
a) Khu vực Trung tâm:
Là tuyến đường liên thông giữa đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo, nơi diễn ra các hoạt động trọng điểm như: lễ khai mạc, bế mạc (sân khấu trung tâm đặt cuối đường Trần Văn Khéo - Công viên sông Hậu), chương trình trực quan; diễu hành xe hoa,…
b) Khu vực Hội chợ - Xúc tiến Thương mại Quốc tế:
- Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
- Chương trình ngày hội ẩm thực thủy hải sản, các cuộc thi về ẩm thực, kỷ lục guiness ẩm thực,…
c) Khu vực Hội thảo - Ẩm thực:
Được tổ chức tại khuôn viên nhà hàng Hoa Sứ, nơi đây diễn ra các dịch vụ ẩm thực thủy hải sản đa dạng, phong phú của các vùng miền. Hội thảo tổ chức tại Hội trường Nhà hàng Hoa Sứ.
d) Khu vực các hoạt động hỗ trợ:
Khu vực Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ: Các hội thi phong trào; trò chơi dân gian, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật,…
VI. NỘI DUNG TỔNG THỂ
1. Chương trình Hội thảo - Giới thiệu mời gọi đầu tư
a) Chủ đề: “Thủy sản Việt Nam: Tiềm năng - Phát triển và Hội nhập”
b) Mục đích:
- Tạo diễn đàn nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững để đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của cả nước và các địa phương;
- Tham vấn và phản biện với các chiến lược, chính sách nhằm ngày càng hoàn thiện, phát triển thủy sản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập;
- Giúp các địa phương, nông dân, ngư dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, doanh nhân tìm kiếm các phương pháp, hình thức và biện pháp tốt nhất về nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện tiềm năng, đặc thù của từng vùng, từng địa phương;
- Giới thiệu mời gọi đầu tư, các giải pháp kích cầu cho ngành thủy sản của cả nước;
- Xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam có uy tín trên thương trường nội địa và quốc tế.
c) Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: 08 giờ ngày 25 tháng 4 năm 2010
- Địa điểm: Hội trường Nhà hàng Hoa Sứ.
d) Đối tượng:
- Lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan đến thủy sản, các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế thủy sản;
- Doanh nghiệp thủy sản với nhiều loại hình và quy mô khác nhau, các đối tác chiến lược của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong và ngoài nước;
- Các hộ cá thể, Hợp tác xã nuôi trồng Thủy sản;
- Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Công Thương…;
- Các Thương vụ, Văn phòng xúc tiến nước ngoài, các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
2. Chương trình xúc tiến thương mại:
a) Hội chợ Thương mại Thủy sản (Truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ)
- Chủ đề: “Hội chợ Thương mại Thủy sản Việt Nam năm 2010”
- Mục đích:
+ Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ của các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản và các sản phẩm phụ trợ cho ngành thủy sản;
+ Giao thương, xúc tiến ký kết các hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam với nhau, giữa doanh nghiệp thủy sản Việt Nam với các đối tác nước ngoài;
+ Tìm kiếm cơ hội, đối tác tiềm năng, thị trường mới cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam;
+ Quảng bá thế mạnh và vai trò của ngành Thủy sản Việt Nam với bạn bè quốc tế;
+ Tiến tới xây dựng Hội chợ triển lãm Thủy sản Việt Nam trở thành Hội chợ thường niên được tổ chức tại thành phố Cần Thơ.
- Đối tượng:các tập đoàn, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể,… ngành thủy sản trong và ngoài nước liên quan đến nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu…
- Thời gian và địa điểm:
+ Thời gian: 07 giờ 30 phút ngày 24 tháng 4 năm 2010 khai mạc, đến 18 giờ ngày 27 tháng 4 năm 2010 bế mạc.
+ Địa điểm: Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
b) Chương trình bình chọn giải thưởng:
- Chủ đề:
“Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Thủy sản Việt Nam”
“Gương cá nhân điển hình đóng góp cho sự phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam”
- Mục đích, đối tượng:
+ Tôn vinh các nhà sản xuất, nhà khoa học, các ngư dân, công nhân tiêu biểu: có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam;
+ Tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc vượt qua khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, chủ động tìm kiếm - khai thác thị trường xuất khẩu tiềm năng, duy trì - đẩy mạnh công việc xúc tiến thương mại, củng cố nội lực kinh tế, mạnh dạn áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước thải,…
- Thời gian:
Thời gian: Phát động từ cuối tháng 02 đến ngày 10 tháng 4 năm 2010. Sau đó, hội đồng xét thưởng sẽ xét chọn theo những tiêu chí đã được đưa ra.
- Hội đồng xét thưởng: Do Ban Tổ chức thành lập Hội đồng xét thưởng.
c) Chương trình Liên hoan văn hóa, ẩm thực:
- Văn hóa và nghệ thuật thưởng thức, tư vấn, biểu diễn pha chế món ăn.
- Các cuộc thi về ẩm thực: Con tôm sú lớn nhất; con cá tra, cá ba sa lớn nhất; kỷ lục guiness về ẩm thực.
d) Chương trình giao lưu nghệ thuật(sân khấu Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ)
- Hội thi: “Hóa trang Thủy sản”
+ Chủ đề: “Hãy bảo vệ môi trường sống quanh ta”
+ Thời gian: Từ 19 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 2010.
+ Địa điểm: Sân khấu Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
+ Mục đích:Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường.
+ Phương thức thực hiện: Tổ chức cuộc thi hóa trang trong phạm vi ngành thủy sản cho đối tượng công nhân, nông dân, ngư dân cùng tham gia. Hội thi cũng được mở rộng ra cho đông đảo nhân dân cùng hưởng ứng. Hoạt động biểu diễn có mời gọi các nhóm họa sĩ đương đại tham dự với những bộ sưu tập hóa trang mang thông điệp về chủ đề bảo vệ môi trường một cách chuẩn mực.
+ Đơn vị thực hiện:
Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
Công ty TNHH Quảng cáo Miền Đất Võ.
- Chương trình hội thi “Tiếng hát ngành Thủy sản”
+ Chủ đề: "Giai điệu Quê hương"
+ Thời gian: Từ 19 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 26 tháng 4 năm 2010
+ Địa điểm: Sân khấu Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ.
+ Nội dung: Chương trình thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của cả nước nói chung và vùng đất Nam bộ giàu nghĩa tình nói riêng; những tiết mục thể hiện nét đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; những tiết mục thể hiện đời sống của người dân gắn liền với quá trình lao động, các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, sản xuất và chế biến tiêu thụ thủy sản.
+ Phương thức thể hiện:Ban Tổ chức phát hành thông báo đến các đơn vị và địa phương có liên quan ngành thủy sản và vận động tham gia hội thi; chọn lọc một số tiết mục các doanh nghiệp và địa phương thể hiện sự đa dạng về văn hóa dân tộc như Kinh, Khơme, Hoa… và các ca khúc gắn liền với lịch sử của những dòng sông qua nhiều thời kỳ.
3. Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Sân khấu Trung tâm (Công viên sông Hậu, thành phố Cần Thơ)
a) Lễ khai mạc Lễ hội Thủy sản Việt Nam Cần Thơ 2010 và trình diễn nghệ thuật (Truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4 và các Đài Truyền hình địa phương)
- Tên nghệ thuật của chương trình:
“Huyền thoại những dòng sông nối biển”
- Thời gian: Từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 24 tháng 4 năm 2010
- Địa điểm: Sân khấu trung tâm (Công viên sông Hậu)
- Nội dung:chi tiết đính kèm.
- Diễn tiến:
b) Chương trình Liên hoan biểu diễn Nghệ thuật: “Hành trình trên đất phù sa”(Truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Cần Thơ)
- Thời gian: Từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút ngày 25 tháng 4 năm 2010
-Địa điểm: Sân khấu trung tâm (Công viên sông Hậu)
- Nội dung: Thể hiện những hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc biệt là những nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.
c) Chương trình đêm hội bế mạc: (Truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Cần Thơ và VTV)
- Tên nghệ thuật của chương trình: “Đêm hội trùng dương”
- Thời gian: Từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút ngày 27 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Sân khấu trung tâm (công viên sông Hậu)
- Nội dung: Kịch bản chi tiết đính kèm.
- Diễn tiến:
4. Các hoạt động hỗ trợ
Chủ đề: “Miền Tây - Điểm sáng văn hóa và Du lịch”
Mục đích:
- Tạo không khí tưng bừng đón Lễ hội thủy sản và thể hiện tinh thần hài hòa, hiếu khách của nhân dân TP. Cần Thơ.
- Khẳng định tiềm lực của địa phương như: thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, văn hóa, thủ công mỹ nghệ… cũng như thúc đẩy người dân biết tự hào và phát huy những gì đang có.
- Tạo nguồn lợi về du lịch cho toàn vùng.
- Tìm hướng phát triển thiết thực cho lĩnh vực du lịch của thành phố, các tỉnh và của vùng: nâng cao việc liên kết, đầu tư và phát triển đồng bộ cho ngành du lịch: chất lượng quản lý và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chiến lược hiệu quả, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ….
a) Chương trình diễu hành xe hoa:
- Thời gian: Từ 16 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 24 tháng 4 năm 2010
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
- Lộ trình: tập trung tại Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và diễu hành các tuyến đường thành phố Cần Thơ (theo lộ trình cụ thể).
b) Chương trình trực quan:
- Chủ đề: “Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trên đường phát triển”
- Thời gian: Từ ngày 24 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Trên đường Trần Văn Khéo từ đường Lê Lợi đến Công viên sông Hậu.
- Nội dung: Thực hiện con đường trực quan gồm các mô hình trực quan sinh động về đề tài thủy hải sản, môi trường, thiên nhiên: sông, biển, thác, hồ,… thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên.
- Hình thức thể hiện: mô hình, panô, đường điện, bandrol, phướn,… Các hình thức theå hiện tư duy khác.
c) Chương trình tham quan:
- Tổ chức 02 đoàn tham quan tại các nơi có vùng nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản và các nhà máy sản xuất chế biến thủy sản.
+ Đoàn gồm thành phần: lãnh đạo Chính phủ, Nhà nước, Tổng lãnh sự quán - Đại sứ quán -Thương vụ - Tham tán của các nước.
+ Đoàn gồm lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
- Thời gian: Từ 08 giờ đến 16 giờ ngày 24 tháng 4 năm 2010
- Địa điểm: Nhà hàng khách sạn Cửu Long.
d) Tiệc chiêu đãi khách mời của Lễ hội Thủy sản Việt Nam Cần Thơ 2010.
- Thời gian: 17 giờ ngày 24 tháng 4 năm 2010.
- Địa điểm: Tiểu ban Lễ tân, hậu cần sẽ có kế hoạch cụ thể trình Trưởng ban Ban Tổ chức.
e) Các hoạt động khác:
Các hoạt động vui chơi giải trí - các trò chơi dân gian (Diễn ra trong khu vực Công ty Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ và khu vực ẩm thực)./.
Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2010
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010
Product list of Food
Stabilisatoren, verdikkings- en geleermiddelen Stabilisers, thickeners
Agar Agar | E 406 | Agar Agar |
Carrageen | E 407 | Carrageenan |
Carrageen, semi-refined | E 407a | Carrageenan, semi-refined |
Guar Gom | E 412 | Guar Gum |
Xanthaamgom | E 415 | Xanthan Gum |
Pectine | E 440 | Pectin |
MC (Methylcellulose) | E 461 | MC (Methylcellulose) |
HPMC (hydroxypopylmethylcellulose) | E 464 | HPMC (hydroxypopylmethylcellulose) |
CMC (Carboxymethylcellulose) | E 466 | CMC (Carboxymethylcellulose) |
Polidextrose | E1200 | Polydextrose |
Emulgatoren Emulsifiers
Monoglyceride | E 471 | Monoglycerides |
DATEM | E 472e | DATEM |
Natrium Stearoly-2lactylaat | E 481 | Sodium Stearoyl Lactylate |
Calcium-Stearoly-2-lactylaat | E 482 | Calcium Stearoyl Lactylate |
Magnesium Stearate | E 572 | Magnesium Stearate |
Voedingszuren en zuurteregelaars Acidulants
Azijnzuur | E 260 | Acetic Acid |
Kaliumacetaat | E 261 | Potassium Acetate |
Natriumacetaat | E 262 | Sodium Acetate |
Natrium-di-acetaat | E 262 ii | Sodium Diacetate |
Calciumacetaat | E 263 | Calcium Acetate |
Melkzuur | E 270 | Lactic Acid |
Appelzuur | E 296 | Malic Acid |
Fumaarzuur | E 297 | Fumaric Acid |
Ascorbinezuur | E 300 | Ascorbic Acid |
Natriumlactaat | E 325 | Sodium Lactate |
Kaliumlactaat | E 326 | Potassium Lactate |
Citroenzuur | E 330 | Citric Acid |
Tri-natriumcitraat | E-331 | Trisodium Citrate |
Tri-Kaliumcitraat | E 332 | Tripotassium Citrate |
Fosforzuur | E 338 | Phosphoric Acid |
Anti-oxidanten Anti- Oxidants
Ascorbinezuur | E 300 | Ascorbic Acid |
Natriumascorbaat | E 301 | Sodium Ascorbate |
BHA | E 320 | BHA |
BHT | E 321 | BHT |
Conserveermiddelen Preservatives
Sorbinezuur | E 200 | Sorbic Acid |
Kaliumsorbaat | E 202 | Potassium sorbate |
Benzoeenzuur | E 210 | Benzoic Acid |
Natriumbenzoaat | E 211 | Sodium benzoate |
Kaliumbenzoaat | E 212 | Potassium Benzoate |
Kaliumnitriet | E 249 | Potassium nitrite |
Natriumnitriet | E 250 | Sodium nitrite |
Natriumnitraat | E 251 | Sodium Nitrate |
Kaliumnitraat | E 252 | Potassium Nitrate |
Natriumpropionaat | E 281 | Sodium Propionate |
Calciumpropionaat | E 282 | Calcium Propionate |
Fosfaten Phosphates
Natriumorthofosfaten | E 339 | Sodium Phosphates |
Kaliumorthofosfaten | E 340 | Potassium Phosphates |
Calciumorthofosfaten | E 341 | Calcium Phosphates |
Natrium: di-, tri-, en polyfosfaten | E 450, E 451, E 452 | Sodium: di-, tri-, and polyphosphates |
Kalium: di-, tri-, en polyfosfaten | E 450, E 451, E 452 | Potassium: di-, tri-, and polyphosphates |
Calcium; di-, en polyfosfaten | E 450, E 452 | Calcium: di- and polyphosphates |
Suikervervangers Sweeteners
Acesulfaam-K | E 950 | Acesulfame-K |
Aspartaam | E 951 | Aspartame |
Natriumcyclamaat | E 952 | Sodium Cyclamate |
Natriumsaccharine | E 954 | Sodium Saccharine |
NHDC | E 959 | |
Sucralose | E 995 | Sucralose |
Xylitol | E 967 | Xylitol |
Polidextrose | E1200 | Polydextrose |
Cacao & Chocolade Cocoa & Chocolate
Cacao poeder (vet; 10/12%) | | Cocoa powder (vet; 10/12%) |
Cacao poeder (vet; 20/22%) | | Cocoa powder (vet; 20/22%) |
Cacao poeder (vet; 22/24%) | | Cocoa powder (vet; 22/24%) |
Cacao massa | | Cocoa Liquor |
Cacao boter | | Cocoa butter |
Chocolade Industrieel | | Chocolate |
Compound chocolade | | Compound chocolate |
Chocolade pasta | | Chocolate paste |
Hazelnoot pasta | | Hazelnut paste |
Melk Chocolade Crumb | | Milk Chocolate Crumb |
Andere Other
Titaniumdioxide | E 171 | Colour |
Polydextrose | E 1200 | Bulking agent, humectant |
Silicium / silicon dioxide | E 551 | Ant-caking agent, carrier, dispersant |
Magnesium Stearate | E 572 | Lubricant, Anti-caking agent, binder |
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2010
No | Product | Unit | Standard | Manufacture | Origin |
1 | Amoxicillin Trihydrate Compacted | kg | BP2005 | Shijiazhuang Pharm Group Hebei Zhongrun Pharma Co., Ltd. | China |
2 | Ampicilline Sodium Sterile | kg | BP2000/BP2007 | Shijiazhuang Pharm Group Hebei Zhongrun Pharma Co., Ltd | China |
3 | Ampicilline Trihydrate Powder | kg | BP2005 | Zhuhai United Laboratories Co., Co Ltd | China |
4 | Ampicillin Sodium Sterile Crystalline | kg | Concept Pharmaceuticals Ltd. | India | |
5 | Amoxicillin Sodium Sterile Crystalline | kg | Concept Pharmaceuticals Ltd. | India | |
6 | Ampicillin Sodium-Cloxacillin Sodium Sterile | kg | Concept Pharmaceuticals Ltd. | India | |
7 | Ampicillin Sodium-Dicloxacillin Sodium Sterile | kg | Concept Pharmaceuticals Ltd. | India | |
8 | Ampicillin Sodium – Sulbactum Sodium Sterile | kg | Concept Pharmaceuticals Ltd. | India | |
9 | Ascorbic Acid | kg | BP2005/USP29 | Hebei Welcome Pharmaceutical Co.,Ltd | China |
10 | kg | BP2000/USP29 | Northeast General Pharma | China | |
11 | Ciprofloxacin HCL | kg | USP28/USP31 | Zhejiang Guobang Pharmaceutical Co., Ltd. | China |
12 | kg | USP30 | Zhejiang Xinhua Pharmaceutical Co., Ltd. | China | |
13 | Dexamethasone Sodium Phosphate | kg | BP93 / USP23 | Tianjin Tianyao Pharmaceuticals Co., Ltd (TJPC) | China |
14 | Dexamethasone Acetate | kg | BP93 / USP23 | Tianjin Tianyao Pharmaceuticals Co., Ltd (TJPC) | China |
15 | Dextrose Monohydrate | kg | BP2000 | Weifang Shengtai Medicine Co.,Ltd | China |
16 | kg | Enterprise standard | Shandong Xiwang Sugar Industry Co.,Ltd. | China | |
17 | Enrofloxacin Base | kg | CPV2000 | Zhejiang Guobang Pharmaceutical Co., Ltd. | China |
18 | kg | CPV2005 | Zhejiang Xinhua Pharmaceutical Co., Ltd | China | |
19 | kg | CPV2005 | Shangyu Jingxin PharmaceuticalCo.,Ltd. | China | |
20 | Enrofloxacin HCL | kg | In house standards | Zhejiang Langbo Pharmaceutical Co.,Ltd. | China |
21 | Flumequine micro (min99%) | kg | Inhouse standards | Sintofarm | EU |
22 | Lactose HMS Impalpable 200M | Mt | BP/USP | DMV- FONTERRA | The Netherlands |
23 | Lactose 200M/100M/80M/40M | mt | Inhouse Standards | Leprino | USA |
24 | Lactose 100M | mt | Inhouse Standards | Grand | USA |
25 | Lactose 100M | mt | Inhouse Standards | BMI | Germany |
26 | Lidocain HCL | kg | BP2005 | Gufic Biosciences LTD | India |
27 | Lincomycin HCL | bou | EP5 | Henan Topfond Pharmaceutical Co., Ltd | China |
28 | Norfloxacin Base | kg | USP28 | Zhejiang Guobang Pharmaceutical Co., Ltd. | China |
29 | kg | USP28 | Zhejiang Neo-Dankong Pharmaceutical Co.,Ltd | China | |
30 | Norfloxain HCL | kg | Inhouse standards | Zhejiang Neo-Dankong Pharmaceutical Co.,Ltd | China |
31 | Pharmatose 200M (Lactose monohydrate) | Mt | BP/USP | DMV- FONTERRA | The Netherlands |
32 | Penicillin G Potasium Sterile | BP2000/BP2007 | Shijiazhuang Pharm Group Hebei Zhongrun Pharma Co., Ltd | China | |
33 | Tetracycline, HCL | kg | USP 29/BP2006 | North China Pharmaceutical Goodstar Co.,Ltd | China |
34 | Tylosin Tartrate | Kg | BPV 93 | Biovet - Razgrad Branch | Bulgaria |
35 | Tylosin Tartrate | Kg | EPV | Shandong Lukang Shelile Pharmaceutical Co., Ltd. | China |
36 | Vitamin B1 mono | kg | BP2007/USP31 | Hubei Huazhong Pharmaceutical Co, Ltd | China |
37 | Vitamin B1 HCL | kg | BP2007/USP31 | Hubei Huazhong Pharmaceutical Co, Ltd | China |