Trang

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Quy tắc PERMA cân bằng cuộc sống


Ai cũng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Khi hạnh phúc, bạn làm việc hiệu quả hơn, mối quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn, và bạn cảm thấy mọi thứ thật tuyệt! Quy tắc PERMA chỉ ra cho bạn 5 yếu tố cần thiết để sống tích cực, cân bằng từ đó bạn sẽ hạnh phúc và thành công hơn trong công việc lẫn cuộc sống.

Quy tắc này được Martin Sligman, một nhà tâm lý học rất có uy tín công bố rộng rãi trong quyển “Flourish” (Thành đạt) của ông – một quyển sách có tầm ảnh hường lớn xuất bản năm 2011. PERMA gồm 5 yếu tố sau:

1. Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions)
Những cảm xúc tích cực có thể kế đến như cảm giác hài lòng, hạnh phúc, thỏa mãn, bình yên, vui vẻ, tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này mang đến cho bạn một nguồn năng lượng tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn thấy mình vẫn chưa nếm trải đủ những cảm xúc tích cực trong cuộc sống, hãy ngừng lại và tự hỏi tại sao.
Trước tiên, xét về khía cạnh nghề nghiệp. Bạn đã thực sự phát huy hết tài năng và thế mạnh của mình trong vai trò hiện tại chưa? Bạn chỉ có thể hài lòng và hạnh phúc với công việc khi làm đúng việc yêu thích và phù hợp. Đồng thời, hãy dành đôi chút thời gian để xác định ai hay điều gì có thể đem lại niềm vui cho bạn. Ví dụ bạn thích được ở ngoài trời và hòa mình vào thiên nhiên. Vậy sao bạn không thử mang một chút mảnh xanh vào văn phòng hay góc làm việc của mình để cảm nhận được sự bình yên? Đơn giản là để thổi vào nếp sống thường nhật của bạn những luồng cảm xúc tích cực và những nguồn vui mới. Đừng trì hoãn những việc mang lại cho bạn khoảnh khắc hạnh phúc!

2. Sự gắn kết (E - Engagement)
Chỉ khi gắn kết thật sự với những việc đang làm, bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Cách tốt nhất để thật sự gắn kết với công việc là hãy yêu thích công việc đó. Hãy tìm những khía cạnh trong công việc mà bạn yêu thích như những dự án phù hợp, những người đồng nghiệp thân thiện, môi trường làm việc hay những điều bạn có thể học hỏi được. Nếu bạn không thể trả lời được câu hỏi “Bạn thích gì ở công việc hiện tại?”, đã đến lúc bạn tìm cho mình công việc mới thích hợp hơn.
Tiếp đó, hãy gắn kết bản thân với những điều bạn yêu thích trong cuộc sống. Chẳng hạn như đọc sách, xem phim, đi dạo, gặp gỡ bạn bè hay chơi thể thao… Chính những sở thích này sẽ giúp bạn giảm stress, lấy lại cân bằng.

3. Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships)
Con người là “những thực thể xã hội”, và những mối quan hệ tốt chính là cốt lõi của sự thành công. Thông thường, những người có mối quan hệ tích cực và nhiều ý nghĩa thường hạnh phúc hơn những ai không có được điều đó.
Bạn có những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống không? Đó có thể là mối quan hệ gia đình, bạn bè, hay đồng nghiệp. Phần lớn thời gian của bạn tại nơi làm việc, mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ hỗ trợ bạn đắc lực trong công việc và giúp cân bằng cuộc sống nơi công sở. Xem bài 7 cách đắc nhân tâm nơi công sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Tiếp đến, hãy nhìn lại cuộc sống cá nhân của bạn. Đã bao lâu rồi bạn chưa gặp người bạn thân? Sinh nhật của cha/mẹ bạn là ngày nào và bạn đã chuẩn bị gì chưa? Đôi khi cuộc sống bận rộn làm bạn xao lãng những mối quan hệ gia đình, bạn bè, những người luôn ở bên bạn dù bạn thành công hay thất bại. Hãy cam kết sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và duy trì điều này thật đều đặn. Bạn không thể hạnh phúc khi không có họ trong cuộc đời này!
4. Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning)
Ý nghĩa cuộc sống đến từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân mình. Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về ý nghĩa cuộc sống, đó có thể xuất phát từ tôn giáo hay từ mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Hãy tìm kiếm ý nghĩa trong từng việc bạn làm để nuôi dưỡng cho mình cảm xúc vui sống. Ví dụ, công việc bạn đang làm phục vụ cho ai, và mang lại cho họ những gì? Đây chính là động lực giúp bạn làm tốt công việc với niềm tự hào. Ngoài ra hãy dành thời gian bên gia đình, tham gia các hoạt động từ thiện… tất cả điều này giúp bạn sống có ý nghĩa hơn, khi đó bạn sẽ cảm thấy thật sự hài lòng.

5. Thành tích (A - Accomplishments/Achievement)
Nhiều người trong chúng ta luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân theo một cách nào đó – có thể là phát triển một kĩ năng, thăng tiến trong công việc hay chiến thắng ở một cuộc thi. Không lời nào có thể diễn tả được niềm vui và niềm tự hào khi đạt được những thành tích trên.
Thành tích chính là những mục tiêu bạn luôn cố hết sức để đạt được trong công việc lẫn cuộc sống. Xác định điều bạn thực sự muốn và đạt được những điều này sẽ giúp cuộc sống thăng hoa. Vậy đâu là những điều bạn muốn? Trả lời một số câu hỏi sau sẽ giúp bạn:
-    5 giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn là gì?
-    3 mục tiêu quan trong nhất trong đời bạn, ngay lúc này là gì?
-    Nếu hôm nay bạn biết rằng mình chỉ còn sống trong 6 tháng, bạn sẽ làm gì với khoảng thời gian còn lại?
-    Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai bạn trúng 1 triệu đô la tiền mặt?
-    Bạn đã luôn muốn làm gì, nhưng lại ngại thử sức?
-    Bạn thích làm gì nhất? Điều gì đem lại cho bạn cảm giác tự hào và hài lòng về bản thân nhất?
-    Giả sử bạn biết mình sẽ không thất bại, thì điều vĩ đại nhất bạn từng dám ước mơ là gì?
Tuy nhiên, nếu quá thúc ép bản thân đạt được nhiều thành tích hơn, bạn sẽ cảm thấy áp lực và mệt mỏi dẫn đến mất cân bằng trong công việc và cuộc sống. Nếu bạn đang rơi vào trạng thái này thì đây có lẽ là thời điểm để nhìn lại và tập trung vào những yếu tố khác của quy tắc PERMA.
Chúc bạn tìm được cân bằng trong cuộc sống!

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

What Makes People Happy?

What makes you happy? What are the secrets that can lead to a happy life? Here's a summary.

Happiness correlates

Happiness has been correlated with the following list of externally visible effects.

Marriage

Of course you can be unhappily married, but a lot of people are content with their marital lot. People in successful marriages are happier overall than people who are not.
There are many these days who are not married, but who are in stable, committed relationships. As long as this is effectively the same as marriage, then they also can be happier.

Friends

People who have rich social networks, with good friends who will help them out when they are down are generally happier. They have the pleasure of meeting people they trust and the sense of security in knowing there's always someone there who can help.

Prosperity

Living in a secure, prosperous democracy beats the alternatives. Having lots of money does not make you happier, but having enough to pay the bills and indulge a little certainly makes a difference.
Perceived prosperity is relative. I feel prosperous only if I have more than people who seem something like me. A poor man in one country can be a king in another.

Success

Happy people are successful. Or is it the other way around? What we know is that if you are successful in marriage, friendship, income, work and health, then you are more likely to be happy.

Religion

People who follow a religion are generally happier than those who do not. Whether or not it is true, faith gives you security of knowing such comforts that you and yours will survive death and may be forgiven for your sins. It also gives meaning to lives and may well promote a healthy lifestyle.
Belonging to a religious group also adds the benefit of friends who are likely obliged by the religion to help out in times of need.

Health

Sadness depresses the immune system as well as the mood. Happiness acts in the opposite way. Being healthy also sure beats being unhealthy. Happiness and health are thus a two-way causal street.

Experience

People who have had a happy past are more likely to have a happy present and future. On the other hand, people with bad experiences may well dwell on these, carrying the unhappiness forward with them. In this way, the past can create the future.

Happiness characteristics

Personality factors and other internal personal characteristics of individuals also can lead to greater happiness.

Optimism

People who are optimistic, by definition feel happier now about the future as they assume things will be better than they likely will be, even in the face of a negative past.

Contented

People who are not bothered by the past or future can also just be happy in the present moment. Worry about the future is a common creator of unhappiness, and stopping worrying can give you a huge boost.

Achievement

People who challenge themselves, seeking to learn and achieve find pleasure not only in reaching their goals but also in the struggle and focus to get there.
They often set both smaller and larger goals, enabling them to get a sense of achievement in each of the little steps along the way to the greater joy of achieving something significant.

Caring

People who are altruistic, caring for others and spending time helping them often find great happiness in this. Caring for others gets you out of yourself and stops you worrying. Seeing others who are less fortunate than you can also have a contrastive motivation.

Integrity

Being true to yourself creates internal alignment and reduces inner conflict that prevents you from being truly happy. This helps to explain how caring works -- if you have an internal Values that says 'caring is right', then by caring for others you increase internal alignment.

Gratitude

People who are grateful for their lot in life and who show gratitude towards others for the things they receive have been found to be happier. Notably, thanks can be found in many religious prayers.

Humor

Those with a sense of fun and who can laugh, especially at themselves, are generally happier.
Laughing at yourself implies a sound sense of security with a reduced tendency to worry, which in turn contributes to happiness.

Activity

When people keep busy they are often happier than those who slow down, watch TV, surf the net and other less active things.
Activity reduces time for moping, adds interest and increases the chance of meeting others and finding happiness in new areas.

So what?

Find which of these is right for you and for others, and then use them in persuasive messages and actions.

Source: Changingmind.org